Cứu nguy cho tình trạng cây hoa hồng bị đen thân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cứu nguy cho tình trạng cây hoa hồng bị đen thân

Thảo luận trong 'Diễn đàn rao vặt hotrofm'

VISINHBIORA
https://biora.vn/
VISINHBIORA

VISINHBIORAMember

Hoa hồng là loại cây chịu hạn tốt, mùa mưa kéo dài cây sẽ dễ bị bệnh đen thân khiến cây trở nên vô cùng xấu xí. Bệnh có khó chữa như mọi người vẫn nghĩ?

Hoa hồng là loài hoa đa dạng về màu sắc. Cây hoa hồng thì muôn hình muôn dạng, rực rỡ cả một khoảng vườn. Thế nhưng cũng có những lúc hoa hồng lâm vào tình cảnh bị nhiễm bệnh gây ảnh hưởng tới vẻ ngoài, trong đó có bệnh đen thân. Điều này tác động rất lớn đến vẻ thẩm mỹ của hoa hồng. Làm chúng kém thu hút đi hẳn và cũng có thể khiến cây chết dần chết mòn. Bệnh rất nguy hiểm, vậy nên nếu chẳng may hoa hồng nhà bạn có bị đen thân, cùng giải quyết tình trạng trên nhé.

1. Biểu hiện của bệnh
Trên đầu của những nhánh cắt có màu vàng, xuất hiện những chấm đỏ sau đó có thể chuyển sang màu nâu hoặc thân đen.
Thân cây có những lấm chấm màu tím dọc theo chiều dài. Chúng có thể phát triển thêm khiến cả một đoạn thân bị tím đen.

Cứu nguy cho tình trạng cây hoa hồng bị đen thân Hoa-hong-bi-den-than-4

    Đốm đen hoặc tím lấm chấm xuất hiện trên thân cây hoa hồng

2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính là bởi vì sau những trận mưa kéo dài. Kết hợp nhiệt độ nắng nóng thất thường, độ ẩm cao lâu ngày khiến bộ rễ của cây bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này tác động tới khả năng phòng thủ sinh học. Cùng với đó là sự xuất hiện của các loại nấm bệnh, vi khuẩn vốn tồn tại trong lòng đất ( nấm, giun, sùng,..). Chúng xâm nhập thông qua các vết cắt cành và gây hại cho cây.
Ngoài ra còn do chất trồng thiếu độ thoáng xốp, giữ nước, hoặc do tưới tiêu nhiều quá gây úng thối rễ. Vi khuẩn xâm nhập vào trong mạch cây hoa hồng, gây khô tắc mạch. Vì thế khiến cây bị thiếu dinh dưỡng do không được cung cấp dưỡng chất. Các vết đen sẽ lan rộng ra, vỏ cây nhăn nheo, mầm cây bị héo rũ và cuối cùng là chết cây.

https://biora.vn/wp-content/uploads/2020/06/hoa-hong-bi-den-than-6.jpeg

Tránh tưới nước quá nhiều cho cây hoa hồng khiến bộ rễ bị úng thối

3. Tác hại
Bệnh có thể không gây chết cây. Nhưng từ những đoạn nhỏ bị bệnh có thể phát triển dọc thân hồng gây cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây, cuối cùng là cây sẽ chết dần chết mòn
Nguy hiểm hơn nếu nấm bệnh, vi khuẩn tấn công vào mắt ghép. Đây là bộ phận nối giữa thân hồng ngoại và hồng dại, có thể khiến cây hồng ngoại chết nhanh hơn.
Khi bệnh tiến triển nặng thì khó có thể cứu cây khỏe mạnh lại được nữa. Do đó nên cần quan sát kỹ để có cách can thiệp và xử lý kịp thời.
4. Cách phòng ngừa
Hoa hồng là cây có bộ rễ trùm. Trong 2 năm đầu tiên nếu cây phát triển bình thường thì bộ rễ của cây sẽ chỉ phát triển ở tầng đất phía trên và sau đó sâu xuống tầng đất thứ hai. Giai đoạn nhạy cảm nhất của cây là giai đoạn này vì rễ cây dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại.
Vì nguyên nhân chính gây bệnh là do mùa mưa cao điểm kéo dài. Do vậy người trồng cần để ý chăm sóc cây kỹ hơn vào thời điểm trên. Nên che chắn cẩn thận cho cây, bón thúc cho cây phát triển đầy đủ dinh dưỡng
Hạn chế cho cây mắc mưa. Cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tiêu hủy hết nấm bệnh.
Bổ sung thêm các loại thuốc sinh học, thuốc trị bệnh nấm, chú ý bảo vệ và chăm sóc phần rễ cây hơn.
Tình trạng om rễ, hỏng rễ cháy rễ là do mưa tồn đọng ở đáy chậu. Sau đó ngày nắng nóng sẽ làm khô chỗ nước đó, vậy nên khuyên dùng chậu cây có chỗ thoát nước
5. Cứu nguy cho cây hoa hồng bị đen thân như thế nào?

Ngay khi phát hiện ra cây hoa hồng nhà mình bị bệnh đen thân cần

a. Cách ly, cắt tỉa
Cần cách ly ngay cây hoa hồng bị bệnh với những cây khỏe mạnh khác để tránh tình trạng lây lan virus, nấm bệnh.
Tiến hành thay đổi đất và giá thể ngay, vì lúc đó đất đã bị vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại đến bộ rễ.
Di chuyển cây ra khỏi khu vực bị trũng nước hoặc ngập úng, nếu tình trạng mưa bão kéo dài cần có các vật dụng che chắn bảo vệ cho cây.
Thực hiện việc cắt tỉa cành hồng bị nhiễm bệnh (trước và sau cắt tỉa cần vệ sinh, khử trùng dụng cụ). Dùng kéo tỉa cành cắt xuống thân đen khoảng 2-3cm, khi cắt xong cần thu gom và tiêu hủy ngay.
b. Sử dụng phân bón và thuốc trị bệnh đúng cách
Ngưng bón phân mà thay vào đó bón bổ sung các chất kháng sinh học để tăng khả năng kháng bệnh


Chế phẩm trị bệnh vi sinh Empro của Biora có thể giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề này

Cứu nguy cho tình trạng cây hoa hồng bị đen thân Che-pham-vi-sinh-tri-benh-2-1

Chế phẩm trị bệnh vi sinh Empro giúp cây hồng khỏi bệnh đen thân

Đồng thời bón thêm các vi lượng hữu cơ cần thiết. Giúp cung cấp dưỡng chất cho cây trước khi bị nấm bệnh tấn công. Tham khảo: Gốc rễ chuyên dụng cho hoa hồng Empro
Có thể sử dụng keo liền da và xoa trực tiếp lên những vết cắt để hạn chế sự xâm hại của vi khuẩn, nấm. Tăng cường sự phát triển của da và vỏ cây tại vết cắt
Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ SMR01 của BIORA. Chế phẩm phân bón hữu cơ này giúp:
Cung cấp dinh dưỡng cho đất
Giúp sạch mầm bệnh
Tăng độ ẩm cho đất

 
Hoa hồng là loại cây chịu hạn rất tốt, vào mùa mưa cây dễ bị nhiễm bệnh thân đen. Muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt cần bỏ thời gian chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng. Đồng thời nếu phát hiện cây bị bệnh cần khắc phục nhanh chóng.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong trồng và chăm sóc hoa hồng. Khi đã nắm chắc các kiến thức về phòng trị bệnh hoa hồng, bạn đừng lo lắng quá. Cùng Biora đẩy tan nấm bệnh, để chúng không bao giờ dám bén mảng trở lại nhé!

Xem thêm:


https://biora.vn/khuyen-mai-combo-4-che-pham-sinh-hoc-cho-hoa-hong-empro-500ml
Khttps://biora.vn/combo-4-che-pham-sinh-hoc-anello-500ml



Được sửa bởi VISINHBIORA ngày 24/06/20, 09:15 am; sửa lần 2. (Reason for editing : quên hình ảnh)

#1 24/06/20, 09:13 am

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

ADS

New Posts

 

Điều hướng nhanh

Danh sách diễn đàn